이야기

복음나누기

ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ SỨC MẠNH CỦA THIÊN CHÚA THỰC SỰ BIẾN ĐỔI CHÚNG TA – Chúa Nhật Thường Niên tuần 19 năm B

작성자
이경재
작성일
2021-08-08 21:31
조회
2799

ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ SỨC MẠNH CỦA THIÊN CHÚA THỰC SỰ BIẾN ĐỔI CHÚNG TA


 

    Trong bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, Chúa Giêsu nói rằng “Tôi là bánh từ trời xuống” nhưng những người Do-thái không hiểu được ý của lời đó và không chấp nhận được lời đó. Vào thời kỳ đó những người Do-thái đang khổ sở vì bị đế quốc Roma đàn áp nên trông ngóng một Đấng Thiên Sai uy nghiêm và đầy quyền năng để phán xét thế gian đang bị đảo lộn. Họ mong đợi một thế gian mà những người ác sẽ bị quét sạch bởi sự phán xét cũng như sự phẫn nộ của Thiên Chúa và dân lành sẽ được quyền thống trị đất nước. Vì thế, một thanh niên tầm thường xuất thân từ Nadarét đã phát biểu: Chính anh ta là bánh ban lại sự hằng sống, trao mình cho tha nhân một cách quảng đại, nên họ không khỏi khó hiểu bởi những lời đó.
    Thế nhưng, Thiên Chúa không bao giờ là Đấng hà khắc phán xét chúng ta bằng sự phẫn nộ như chúng ta nghĩ. Ngài không hề phán xét và trừng phạt chúng ta bằng virút Corona. Trái lại, Ngài là Đấng trao ban cả bản thân mình cho hết thảy chúng ta bằng tình yêu bất diệt, cũng là Đấng không bao giờ đem lại sự chết mà luôn luôn mang sự sống dồi dào cho chúng ta. Corona là một mối họa lớn đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng nhân loại chỉ vì dục vọng của lòng người mong muốn mình trở thành bá chủ thế giới, muốn thống trị thế giới và nuôi dưỡng dục vọng đó để phá hủy thế giới là ngôi nhà chung một cách tùy tiện.
    Như những người đã từng nuôi con dạy con cái cũng đã biết, con cái sẽ không bao giờ thay đổi bản tính bởi đòn roi và sự phẫn nộ của các bậc làm cha làm mẹ và những người có trách nhiệm. Trái lại, chúng sẽ được biến đổi thực sự bằng tình yêu và lòng thương xót của chúng ta. Sự phẫn nộ và sự phán xét bắt nguồn từ sự sợ hãi cái chết, dẫn đến sự chết khác và bị rơi vào cái vòng lẩn quẩn. Điều đó cũng là điều mà chúng ta đang trải qua vào thời đại Corona này. Sợ hãi cái chết là hoạt động của ác thần muốn ràng buộc chúng ta, làm chúng ta bệnh tật và xâm lấn tâm hồn chúng ta(xem: Hr 2,14-15). Trái ngược với điều đó, như ngôn sứ Êlia đã trải nghiệm một cách sống động trong bài đọc thứ nhất hôm nay, “Tình Yêu Vượt Qua” trao mình cho anh chị em một cách quảng đại là sức mạnh và quyền năng của Thiên Chúa(xem: 1Cr 1,18-31) giải thoát chúng ta khỏi mọi nỗi sợ hãi(xem: 1Ga 4,18), làm chúng ta cùng lớn lên trong niềm tin và biến đổi thực sự bằng sự sống thật từ niềm tin ấy.
    Chẳng vì lý do gì mà Chúa Giêsu lại không tự xưng mình là “Con của Thiên Chúa” và cũng là “Con Người” khi mà Ngài cũng tự xưng mình là Đấng Thiên sai từ trời xuống, chính là để cho chúng ta biết là bản thân Ngài luôn tồn tại và đích thân tìm đến hiện diện ở giữa chúng ta, khiêm tốn phục vụ và hầu hạ bằng tình yêu và trao mình một chách trọn vẹn sao? Trong tiếng Do Thái từ Chúa “מָשִׁיחַ”(Mêsia) và “Χριστός”(Đấng Kitô) có nghĩa là “Đấng được xức dầu” là nghĩa như vậy. Việc xức dầu là để thánh hiến tư tế dâng lễ vật lên Thiên Chúa. Chúa Giêsu, Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm, đã dâng chính mình làm của lễ, dâng của lễ hy sinh qua mầu nhiệm “Vượt Qua” cho tất cả chúng ta(xem Hr 7,27).
    Ngài đã làm gương cho chúng ta để chúng ta cũng sống một cuộc sống như lễ vật như Ngài, cùng chia sẻ cơm bánh cho nhau như Ngài đã chia sẻ thân mình cho chúng ta.
    “Đừng bao giờ chua cay gắt gỏng, nóng nảy giận hờn, hay la lối thóa mạ, và hãy loại trừ mọi hành vi gian ác. Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải có lòng thương xót và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitô. Vậy, anh em là con cái được Người yêu thương, và hãy sống trong tình bác ái, như Đức Kitô đã yêu thương chúng ta, và vì chúng ta, Ngài đã tự nộp mình làm hiến lễ, làm hy lễ dâng lên Thiên Chúa tựa hương thơm ngào ngạt.”(Ep 4,31-5,2)
    Amen.
전체 1,619
번호 제목 작성자 작성일 추천 조회
1619
우리의 어머니 – 교회의 어머니 복되신 동정 마리아 기념일
하느님의 사랑 | 2024.05.20 | 추천 0 | 조회 108
하느님의 사랑 2024.05.20 0 108
1618
말씀으로 – 부활 제7주간 수요일
하느님의 사랑 | 2024.05.15 | 추천 0 | 조회 424
하느님의 사랑 2024.05.15 0 424
1617
성령의 때 – 부활 제6주간 수요일
하느님의 사랑 | 2024.05.08 | 추천 0 | 조회 280
하느님의 사랑 2024.05.08 0 280
1616
노동의 의미 – 노동자 성 요셉
하느님의 사랑 | 2024.05.01 | 추천 0 | 조회 4018
하느님의 사랑 2024.05.01 0 4018
1615
신앙의 빛 – 부활 제4주간 수요일
하느님의 사랑 | 2024.04.24 | 추천 0 | 조회 21468
하느님의 사랑 2024.04.24 0 21468
1614
믿음의 끈 – 부활 제3주간 수요일
하느님의 사랑 | 2024.04.17 | 추천 0 | 조회 27682
하느님의 사랑 2024.04.17 0 27682
1613
진리를 실천하는 이는 빛으로 나아간다 – 부활 제2주간 수요일
하느님의 사랑 | 2024.04.10 | 추천 0 | 조회 27324
하느님의 사랑 2024.04.10 0 27324
1612
엠마오 제자와 미사 – 부활 팔일 축제 수요일
하느님의 사랑 | 2024.04.03 | 추천 0 | 조회 30413
하느님의 사랑 2024.04.03 0 30413
1611
나를 팔아넘길 것이다 – 성주간 수요일
하느님의 사랑 | 2024.03.27 | 추천 0 | 조회 32534
하느님의 사랑 2024.03.27 0 32534
1610
내 말 안에 머무르면 – 사순 제5주간 수요일
하느님의 사랑 | 2024.03.20 | 추천 0 | 조회 32350
하느님의 사랑 2024.03.20 0 32350